- Tên phổ thông : Hoa Hồng
- Tên khoa học : Rosa Sp
- Họ thực vật : Rosaceae ( họ hồng )
- Nguồn gốc xuất xứ : Châu Âu
- Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp
A. Đặc điểm hình thái:
- Thân, tán , lá: Hoa Hồng thuộc nhóm thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành và gai cong. Lá Hoa Hồng là lá kép lông chim mọc cách, ở cuống có lá kèm nhẫn, mỗi lá có 3 – 5 hoặc 7 – 9 lá con, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ. Cây có lá màu xanh đậm hay màu xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu hoặc có dạng lá khác.
- Hoa, quả, hạt: Cánh Hoa Hồng cuộn tròn xếp thành nhiều vòng quanh một hình nón nhọn có hình dạng giọt nước mắt tròn. Hoa Hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát. Hoa Hồng có nhiều màu sắc đa dạng, từ trắng, vàng, đỏ, cam…Hoa Hồng thuộc loại hoa lưỡng tính, nhị đực và nhị cái trên cùng một cành hoa, các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Phù hợp với đất tơi xốp, độ ẩm cao, có thể sống được nơi khô cằn
- Hoa Hồng là một loại hoa có giá trị kinh tế cao, nhiều chủng loại với màu sắc đa dạng, được sử dụng nhiều dưới dạng hoa cắt cành và hoa làm chậu, hoa cảnh.
- Ngoài ra, Hoa Hồng còn được dùng để chưng chất nước hoa, tinh dầu cũng như được sử dụng khá nhiều để điều chế mỹ phẩm. Hoa Hồng còn dùng để pha chế nước Hoa Hồng để dưỡng da, dùng để xông hơi hoặc tắm. Nước Hoa Hồng có tác dụng như một loại hoa sửa làm mát dịu và làm sạch da.
- Hoa Hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng, làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới….Hoa Hồng còn dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu và có tác dụng nhuận tràng.