Cây Ô Môi không còn quá xa lạ đối với người dân ở các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt loài cây này còn được Bà con Miền Tây ứng dụng làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu trước kia người ta thường thấy Cây Ô Môi được trồng hoặc tự mọc hoang tại các bờ kênh rạch, thì ngày nay chúng có mặt ở nhiều tuyến phố, nhiều công trình có tác dụng làm Cây Bóng Mát, Cây Công Trình rất hữu ích không chỉ Miền Nam mà cả ở Miền Bắc.
Cây Ô Môi trồng được ở Miền Bắc
Cây Ô Môi hoàn toàn có thể trồng được ở Miền Bắc bởi giống cây này không kén đất, chúng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất phù sa, đất thịt màu mỡ. Loài cây này cũng không cần nhiều nước, vì thế với khí hậu Miền Nam hay Miền Bắc đều không ảnh hưởng quá nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây Ô Môi có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tương đồng với khí hậu ở nước ta. Vì thế, dù cây được trồng ở Miền Nam hay Miền Bắc đều có thể thích nghi dễ dàng với khí hậu vùng miền.
Lưu ý khi trồng Cây Ô Môi ở Miền Bắc
Tại Miền Nam, mọi người đều biết đến loài cây này với câu ví von “ Hoa Ô Môi báo xuân, Trái Ô Môi báo hè”. Cuối đông, Lá Ô Môi rụng, Hoa Ô Môi rực hồng báo xuân về và Hoa Ô Môi nở hết đợt này đến đợt khác kéo dài cả mùa xuân. Đầu hè, khi cành sinh lá và trái mới là Trái Ô Môi của mùa trước bắt đầu chín rộ báo mùa hè đã tới.
Tại Miền Bắc, do nền nhiệt độ đặc biệt mùa đông có sự chênh lệch vì thế Cây Ô Môi nên được trồng ở những tỉnh đồng bằng có mùa đông không quá lạnh như các tỉnh miền núi phía Bắc. Vào mùa đông Miền Bắc, Cây Ô Môi cũng rụng lá và bắt đầu trổ hoa báo xuân về.
Kỹ thuật trồng Cây Ô Môi cũng khá đơn giản như trồng các loại Cây Bóng Mát khác, vào thời gian đầu mới trồng Bạn cần chú ý tưới nước giữ ẩm cho cây đến khi cây phát triển ổn định thì có thể giảm số lần tưới nước. Muốn cây xanh tốt, tán lá xum xuê hoa đẹp thì cần chú ý chế độ dinh dưỡng và bón phân định kỳ cho cây, cắt tỉa cành nhánh gọn gàng.