Trong thời gian gần đây, Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn nhận được một số câu hỏi thắc mắc về cách chăm sóc Cây Hoa Cẩm Tú Mai, cách phục hồi khi Cây Cẩm Tú Mai bị vàng úa, khô héo, rụng lá… Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc đặc biệt giúp Bạn đọc nhanh chóng phục hồi Cây Cẩm Tú Mai.

Nguyên nhân khiến Cây Cẩm Tú Mai bị bệnh
Trước khi tiến hành phục hồi cây Bạn cần nắm bắt được nguyên nhân khiến cây bị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh vàng úa, khô héo, rụng lá Bạn cần biết:
Tưới ít nước hoặc số lần tưới không nhiều, không đủ nước để cung cấp cho cây. Nước trong chậu quá nhiều khiến cây bị ngẹt không lấy được oxy. Nhiệt độ không khí quá cao cây bị chiếu nắng rất dễ làm cho ngọn lá khô. Thiếu ánh sáng, cây cây sẽ mọc yếu, không những không hình thành cành lá mới, mà hoa cũng không nở được, lá vàng héo.

Thiếu phân, nếu lâu không bón phân, làm cho đất thiếu dinh dưỡng cành lá yếu lá biến vàng. Bón quá nhiều phân, nhiều người muốn cây mọc nhanh cho nhiều hoa, bón thật nhiều phân đặc hoặc bón quá nhiều lần, như vậy sẽ làm cho dịch tế bào chảy ra ngoài dẫn đến mép lá khô vàng.
Cách phục hồi Cây Hoa Cẩm Tú Mai bị khô héo
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống.
Bạn không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây xanh hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm, lân vào nước với nồng độ vừa phải để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăn dần lượng, cụ thể khoảng 2-3 tháng sẽ tăng nồng độ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục, đất đồi, đất vi sinh và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân trước khi trồng cây.