Sâu Đục Thân là một trong những bệnh thường gặp trên nhiều loại Cây Cảnh, Cây Ăn Trái…Sâu Đục Thân có nhiều loại, nhưng đặc trưng của chúng đều là ăn hết lớp lõi gỗ bên trong cây, khiến cây yếu dễ đổ gãy và ngăn cản quá trình vận chuyển dinh dưỡng khiến cây có thể bị héo rồi chết. Chúng ta phải làm sao khi thức dậy mà nhìn thấy Cây Lộc Vừng của mình bị Sâu Đục Thân phá hoại?
Triệu chứng Sâu Đục Thân trên Cây Lộc Vừng
Các bạn có thể nhận biết Sâu Đục Thân thông qua một vài triệu chứng thường gặp là sâu thường thải mùn gỗ màu nâu trắng qua lỗ đục trên cây.
Vì thế, Nếu bạn thấy một lớp như mùn cưa quanh gốc chắc chắn cây của bạn đang bị Sâu Đục Thân. Bạn dò theo lớp mùn sẽ thấy một cái lỗ mà từ đó sâu chui vào.
Phương pháp phòng trừ Sâu Đục Thân trên Cây Lộc Vừng
Cách phòng tránh: Cứ 15-20 ngày, bạn nên kiểm tra định kỳ quanh thân cây nếu thấy có một lỗ hổng nào thì cần xử lý ngay. Để đến khi phát hiện ra mùn thì tức là đã bị nặng rồi.
Ngoài ra còn một cách nữa để phòng bệnh, đó là bạn có thể dùng thuốc có tính dẫn lưu như Busudin bón quanh gốc cây, thuốc sẽ ngấm vào cây, sâu gặm cây sâu chết. Tuy nhiên cách này không nên dùng thường xuyên bởi hại cho người chăm sóc.
Cách trị Sâu Đục Thân: Khi phát hiện Sâu Đục Thân, bạn mua VIBAM loại dùng để diệt trùng tuyến. Dùng dây mây hoặc dây phanh xe đạp luồn vào trong lỗ, ngoáy cho chết sâu. Lấy kim tiêm hoặc bình xịt nước xịt thuốc vào trong lỗ đó. Thêm vào đó ta tẩm thuốc vào bông và bịt lỗ lại. Sâu sẽ chết và cây sớm được phục hồi.